Trang chủ  » Kiều bào  » Chính sách cho Kiều Bào

Lập mạng lưới thông tin trên internet để thu hút kiều bào


Thành lập một database (cơ sở dữ liệu) thông qua một website chẳng hạn về các vấn đề, tri thức mà VN cần. Điều này chỉ cần một cơ quan trong nước đứng ra làm đầu mối thu thập các thông tin từ các bộ sau đó đưa các nhu cầu công việc, đòi hỏi trình độ lên mạng.

From: Anh Viet Phuong
To:
webmaster@vnexpress.net
Sent: Monday, May 10, 2004 3:16 AM
Subject: Chinh sach ve kieu bao --- Nhung kien nghi ve giai phap thuc hien doi voi VN

Nhân đọc bài viết của Anh Tuấn (Australia) về chính sách thu hút kiều bào, tôi xin có một số ý kiến như sau:

Vấn đề thu hút kiều bào Việt Nam ở nước ngoài trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay là tương đối cần thiết, vì VN đã thoát ra khỏi giai đoạn khó khăn nhất của phát triển kinh tế. Giai đoạn phát triển mà VN đang trải qua cần rất nhiều chất xám và kỹ năng để có thể tiếp tục đưa VN khám phá những đỉnh cao phát triển một cách kinh tế và hiệu quả nhất. Cách tốt nhất và rẻ nhất là thu hút chất xám của cộng đồng người Việt đã học tập, sinh sống và công tác ở nước ngoài. Muốn vậy cần phải có những điều kiện gì?

1. Thành lập một database (cơ sở dữ liệu) thông qua một website chẳng hạn về các vấn đề, tri thức mà VN cần. Điều này chỉ cần một cơ quan trong nước đứng ra làm đầu mối thu thập các thông tin từ các bộ sau đó đưa các nhu cầu công việc, đòi hỏi trình độ lên mạng. Tôi tin chắc rằng hàng trăm nghìn độc giả đọc internet của VN hàng ngày và thông tin đó sẽ được chuyển tải một cách hợp lý. Khi thấy thích với công việc được đăng ký, kiều bào - hay tình nguyện viên trong trường hợp này - sẽ liên lạc trực tiếp và có những thoả thuận về thời điểm công việc với cơ quan chủ quản. Xin dẫn chứng một ví dụ là UNDP đã có một quỹ trợ giúp TOKTEN cho VN và nhiều nước trên thế giới để thu hút tri thức kiều bào. Các nước trên thế giới rất thành công, trong khi VN lại không làm được mấy. Một lý do là cộng động người Việt ở nước ngoài ít được biết về chương trình này. Rút kinh nghiệm đó, internet sẽ là công cụ rẻ tiền và hữu hiệu nhất để thành lập một mạng lưới thông tin về nhu cầu công việc và cách thức thu hút kiều bào.

2. Các chi phí cho các chương trình này có thể được tài trợ bằng nhiều hình thức, ví dụ đề nghị UNDP tài trợ tiếp chương trình TOKTEN trên, đề nghị các tổ chức quốc tế - các nhà tài trợ lập một quỹ để VN triển khai thu hút kiều bào thực hiện các dự án của các tổ chức đó tài trợ ở VN; hay bằng các đóng góp của kiều bào (vì phần lớn kiều bào coi việc đóng góp công sức của mình là thể hiện sự yêu nước và thoả nguyện những ước mơ của mình; do đó họ sẵn sàng chỉ lấy một phần rất nhỏ lương được trả cho mình, và sẽ đóng góp phần còn lại cho chương trình). Ví dụ, một dự án phát triển do WB tài trợ có thể trả cho tư vấn nước ngoài là 20 nghìn đôla Mỹ/một tháng, thì khi VN thuê kiều bào với kỹ năng tương tự, các dàn xếp như đi lại, ăn ở trong nước do chương trình thu hút kiều bào đảm nhiệm và kiều dân chỉ cần có đủ lương tiêu vặt (ước chừng nhận 5,000 đôla Mỹ/tháng thôi. Tại sao kiều bào lại sẵn sàng tham gia vào chương trình này? Thứ nhất là họ được trực tiếp đóng góp kiến thức và khả năng chuyên môn của họ cho Việt Nam (yếu tố tâm lý và thoả mãn tâm lý ở đây rất quan trọng). Thứ hai, họ được trọng dụng và thực sự được tin tưởng (đây là điều nhiều kiều bào ở nước ngoài vẫn rất nghi ngờ liệu chính sách kiều dân của Bộ Chính trị và Nhà nước VN là thật hay giả). Thứ ba, họ có thể coi đây là cơ hội để người thân của họ về VN chơi, thực sự am hiểu tình hình ở VN. Cuối cùng, như đã phân tích ở trên, việc được đóng góp và làm việc thực sự ở VN là quan trọng hơn rất nhiều so với việc đáng được trả lương ngang bằng với các "ông tây" đồng nghiệp.

3. Để thực hiện được điều này, chính sách tuyển chọn theo đúng các tiêu chuẩn về trình độ bằng cấp cũng như nghề nghiệp là rất quan trọng. Điều then chốt là làm sao chương trình này phải rất minh bạch và không có nghi kỵ giữa người được thuê và các tổ chức tài trợ cho chương trình, không có khả năng lạm dụng giữa đơn vị sử dụng kiều bào và kiều bào. Các điều khoản cần được thoả thuận công khai giữa ba bên (chương trình quản lý kiều bào, kiều dân tự nguyện, và đơn vị có dự án). Nếu cần nên có một cơ quan độc lập để kiều dân có thể khiếu nại về các khúc mắc hay các đóng góp của mình.

In bài viết nàyIn bài viết