Trang chủ  » Đối ngoại nhân dân  » Kinh tế - Doanh nghiệp

Phát triển thị trường lao động ở Việt Nam trong xu hướng hội nhập quốc tế


  1. Thực trạng LLLD Việt Nam hiện nay

1.1 Số lượng và cơ cấu LLLD

Việt Nam hiện nay là nước có dân số đông, mật độ dân số thuộc loại cao trên thế giới. Dân số trung bình năm 2007 là 85,2 triệu người, đứng thứ 4 trong khu vực Đông Nam Á, thứ 9 ở Châu Á và thứ 14 của thế giới, tốc độ tăng dân số bình quân 1,33%/năm, tốc độ tăng lao động bình quân 2,27%/năm. Tỷ lệ LLLD luôn chiếm khoảng 50% dân số. Theo số liệu của Tống cục thống kê, từ 2000 -2007 LLLD bổ sung chủ yếu cho ngành công nghiệp khoảng 4 triệu người, dịch vụ khoảng 3 triệu người, còn lao động trong nông nghiệp không thay đổi (vẫn tồn tại ở quy mô khoảng 24 triệu lao động). Đến năm 2007, lao động trong ngành nông lâm nghiệp vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn 54,6%, trong khi đó lao động công nghiệp chỉ chiếm 19,6%, lao động dịch vụ chỉ chiếm 25,9% trong tổng lao động xã hội. Năm 2007, trong tổng số khoảng 44,1 triệu lao động cả nước, thì khu vực nhà nước có 3,9 triệu lao động (chiếm 9%), khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là 0,7 triệu lao động (chiếm 1,6%), trong khi khu vực ngoài nhà nước là 39,4 triệu lao động (chiếm 89,4%)... LLLD ở khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã gấp đôi từ năm 2000-2003 (từ 0,6% lên 1.3%). Tuy nhiên, trong 3 năm trở lại đây có xu hướng chững lại giữ ở mức 1,6 %. Có thể nhận thấy xu hướng chung của nền kinh tế hiện nay là kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài vẫn đang có sức hấp dẫn rất lớn, thu hút đông đảo LLLD toàn xã hội.

LLLD ở nông thôn từ 77,4% năm 2000 đã giảm xuống 75% năm 2005 trong khi ở thành thị tăng từ 22,6% năm 2000 lên 25% năm 2005. LLLD của nước ta được xếp vào loại trẻ, 54% số người trong tuổi lao động là thanh niên (16-35 tuổi). LLLD có thuận lợi về sức khoẻ, tính năng động sáng tạo cao, có trình độ văn hoá khá, khả năng tiếp thu khoa học công nghệ tiên tiến nhanh. Tuy nhiên đội ngũ lao động có trình độ cao lại đang bị già hoá rất nhanh và gây ra sự hụt hẫng lớn giữa các thế hệ. Số công nhân kỹ thuật bậc cao đa phần xấp xỉ tuổi 50. Số tiến sĩ tuổi bình quân là 52,8; giáo sư có độ tuổi 51- 70 chiếm tới 96% .

1.2 Chất lượng LLLD

Hiện nay nước ta nằm trong nhóm các nước có thu nhập thấp nhất thế giới (năm 2007 ước tính khoảng 835,9 USD). Mức thu nhập thấp, tốc độ tăng dân số cao cùng với trình độ hiểu biết về dinh dưỡng và sức khoẻ thấp nên ảnh hưởng trực tiếp đến việc nâng cao chất lượng sống, cũng như thể lực của LLLD. Mặc dù chiều cao và tuổi thọ trung bình của LLLD đã được cải thiện đáng kể, tuy nhiên chỉ số này vẫn thấp hơn nhiều so với chuẩn quốc tế và thấp hơn một số nước trong khu vực như Singapore, Thái Lan. Người Việt Nam có tư chất thông minh, sáng tạo có khả năng vận dụng và thích ứng nhanh, đó là ưu thế nổi trội. Theo số liệu của UNDP, chỉ số phát triển con người HDI của Việt Nam có xu hướng gia tăng thứ hạng. Năm 1993 xếp thứ 116/174 nước, năm 2000 là 109/ 174 nước, năm 2005 là 105/177 nước. Trong các chỉ số cấu thành HDI của Việt Nam, thì chỉ số học vấn đạt kết quả cao nhất 0,815 (thứ 101/177 nước thế giới), tiếp đến là chỉ số tuổi thọ 0,812 (thứ 56/177) và cuối cùng là chỉ số thu nhập 0,572 (thứ 123/177).

Bảng 1: Trình độ của LLLD Việt Nam phân theo học vấn và chuyên môn

     (đơn vị tính %)

  1. Ph©n theo tr×nh ®é häc vÊn

2000

2003

2004

2005

2006

-Không biết chữ

3,58

4,35

5,0

4,0

5,1

- Biết chữ

96,42

95,65

95,0

96,0

94,9

Trong đó

 

 

 

 

 

+ Ch­a tèt nghiÖp tiÓu häc

16,11

15,8

12,1

 

12,06

+ Tèt nghiÖp tiÓu häc

30,02

31,41

32,2

42,31

30,47

+ Tèt nghiÖp PTCS

32,7

30,17

32,8

32,36

32,57

+ Tèt nghiÖp PTTH

17,58

18,27

19,7

21,21

12,71

  1. Ph©n theo tr×nh ®é chuyªn m«n kü thuËt

100

100

100

100

100

- Lao ®éng cã chuyªn m«n kü thuËt

15,53

20,00

22,50

24,80

22,52

- Lao ®éng kh«ng cã chuyªn m«n kü thuËt

84,47

79,01

77,50

75,20

77,48

Nguồn: Nguyễn Thị Thơm- Thị trường lao động Việt Nam thực trạng và giải pháp Nxb Chính trị quốc gia. Hà nội- 2006. (tr 52)

Trong số lượng người biết chữ thì tỷ lệ tốt nghiệp PTTH nhỏ hơn nhiều so với tỷ lệ tốt nghiệp các cấp (năm 2006 tốt nghiệp PTTH là 12,71% trong khi tỷ lệ tốt nghiệp tiểu học và THCS lần luợt là 30,47% và 32,57%). Điều này có thể lý giải bằng hai nguyên nhân. Thứ nhất, do mức thu nhập của dân cư thấp dẫn đến họ không đủ chi trả cho việc học đầy đủ của con cái dẫn đến việc bỏ học. Thứ hai, do trình độ học vấn của học sinh không đủ đảm bảo tốt nghiệp. Đặc biệt trong năm 2006 tỷ lệ tốt nghiệp ở cả ba cấp đều giảm so với 2005, phải chăng do chúng ta đã đi vào đánh giá đúng thực chất, chống bệnh “thành tích’ và gian lận trong thi cử. Tỷ lệ LLLD có chuyên môn kĩ thuật tính từ trình độ sơ cấp hoặc chứng chỉ nghề trở lên năm 2000 là 15,53% tăng lên 22,52 % năm 2006 trong tổng số lao động xã hội. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động không có chuyên môn nghiệp vụ vẫn còn rất cao, điều này sẽ gây ra những bất cập rất lớn đối với LLLD trong việc đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động, đặc biệt là với xu thế hội nhập hiện nay.

  1. Một số vấn đề đặt ra đối với LLLD Việt Nam trong điều kiện hội nhập WTO

2.1 Sự bất cập giữa trình độ thấp của LLLD Việt Nam và yêu cầu cao của thị trường lao động trong nước và quốc tế.

* Trên TTLĐ trong nước

- Tỷ lệ LLLD trong nông nghiệp còn quá cao (khoảng 70%) ;

- Tỷ lệ LLLD qua đào tạo còn rất thấp, còn xa mới đạt mục tiêu 40% vào năm 2010, trong khi đó tỷ lệ này ở các nước phát triển chiếm tới 70- 80% LLLD xã hội.

- Cơ cấu đào tạo LLLD cũng còn nhiều bất cập. Tỷ lệ người tốt nghiệp các cấp đào tạo ở Việt Nam ngược với thế giới. Tỷ lệ các trình độ đại học:trung cấp:sơ cấp ở thế giới là 1:4:10 thì Việt Nam là 1:0,98:3,02.

- Đối với trình độ đại học thì khoa học cơ bản chưa đủ, khoa học thực hành cũng yếu dẫn tới việc sử dụng lao động ở trình độ này bị lãng phí, chéo ngành nghề.

- Hệ thống giáo dục định hướng của Việt Nam chưa theo kịp những đòi hỏi của thị trường lao động, nặng về bằng cấp, chưa chú trọng các trường dạy nghề gây ra khó khăn trong việc đa dạng hoá thị trường lao động.

- Ngoài ra một số vị trí trong quản lý doanh nghiệp đòi hỏi LLLD cao cấp mà hiện nay lực chúng ta vẫn chưa đáp ứng được. Vì vậy Việt Nam đang phải đối mặt với nguồn lực cao cấp của nước ngoài tràn vào nắm những vị trí huyết mạch của nền kinh tế như Tổng giám đốc, giám đốc các tổng công ty, các tập đoàn đa ngành.

* Trên TTLĐ nước ngoài:

Hàng năm Việt Nam có khoảng 70 – 80 nghìn người được đưa đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Tính đến hết năm 2007 có khoảng 400.000 lao động làm việc ở trên 40 quốc gia trên thế giới (số lượng người xuất khẩu sang Malaixia là hơn 26 nghìn lao động, Đài Loan hơn 23 nghìn lao động,Hàn Quốc đứng hơn 12 nghìn lao động…). Theo tính toán sơ bộ những năm gần đây đã có khoảng 1,5 tỷ USD của lao động nước ngoài gửi về cho gia đình, bình quân 1 lao động đạt gần 3,8 ngàn USD/ năm, khoảng 60 triệu đồng/năm . Ngoài số tiền thu được lao động, xuất khẩu còn học hỏi được kinh nghiệm nghề nghiệp, trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tác phong lao động công nghiệp, cách thức tổ chức quản lý lao động…Đó là những “nguồn vốn” vô hình rất quí giá đối với LLLD Việt Nam là lợi thế mà Việt Nam cần tiếp tục phát huy trong quá trình hội nhập.

Tuy vậy việc xuất khẩu lao động ở Việt Nam hiện nay vẫn gặp những mâu thuẫn sau:

- Phần lớn LLLD xuất khẩu là lao động phổ thông(làm các công việc nặng nhọc như xây dựng, gò, hàn hoặc lao động tạp vụ chăm sóc trẻ em, người già, nội trợ), trong khi nhu cầu thế giới đòi hỏi trình độ lao động phải có chuyên môn tay nghề. Các cơ sở đào tạo nghề mới chỉ chú trọng vào việc đào tạo ngoại ngữ và dạy nghề ngắn hạn. Trên thực tế nhiều công nhân kỹ thuật của Việt Nam vẫn không đáp ứng yêu cầu của đối tác nước ngoài.

- Cùng với những hạn chế về trình độ chuyên môn tay nghề thì trình độ ngoại ngữ kém, thiếu hiểu biết về quy định của pháp luật của nước sở tại cũng là điểm yếu của LLLD Việt Nam. Đối với lao động xuất khẩu, việc không được trang bị đầy đủ những hiểu biết về pháp luật gây ra những tranh chấp giữa lao động và doanh nghiệp mà phần bất lợi thường thuộc về LLLD, hoặc gây ra vi phạm pháp luật dẫn đến bị đuổi việc, trục xuất về nước.

- Đối với xuất khẩu lao động tại chỗ (làm việc trong khu chế xuất các xí nghiệp liên doanh), Việt Nam luôn nhấn mạnh vào lợi thế nhân công rẻ đối với ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giầy, chế biến thuỷ sản...,mà không chú trọng vào những ngành kinh tế sử dụng công nghệ cao. Nhân công rẻ, nhưng trình độ lại không đáp ứng được yêu cầu cao của sự phát triển khoa học công nghệ, không thích nghi được với cường độ làm việc khẩn trương thì đó chỉ là lợi thế nhất thời, sớm hay muộn sẽ nhanh chóng bị đào thải.

2.2. Mâu thuẫn giữa yêu cầu giảm tỷ lệ thất nghiệp vốn đang cao với tình trạng lao động nước ngoài tự do tràn vào Việt Nam

Theo con số thống kê, mỗi năm Việt Nam có khoảng 1,3 triệu người bước vào độ tuổi lao động, số người cần giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay lên đến gần chục triệu người ; trong khi đó việc gia nhập WTO đã làm cho thị trường lao động phải tiếp nhận một dòng chảy lớn lao động nước ngoài vào Việt Nam thông qua các dự án ODA, FDI, các gói dịch vụ do nước ngoài cung cấp. Thực tế cho thấy, các vị trí chủ chốt trong các doanh nghiệp có cốn ĐTNN thường rơi vào tay người nước ngoài. Đặc biệt việc chạy đua về tiền công làm cho các doanh nghiệp trong nước không có khả năng cạnh tranh thu hút nhân tài với các doanh nghiệp nước ngoài gây ra nạn “chảy máu chất xám tại chỗ”của LLLD chất lượng cao ở Việt Nam.

Với những phân tích trên có thể thấy chúng ta phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp xuất phát từ cả yếu tố trong và ngoài nước, cả chủ quan và khách quan. Mâu thuẫn này đòi hỏi phải có những giải pháp đồng bộ của cả nhà nước, các doanh nghiệp và LLLD.

2.3. Những bất cập trong Luật lao động hiện hành của Việt Nam với những quy định của luật pháp quốc tế nói chung và WTO nói riêng

Quá trình gia nhập WTO đòi hỏi chúng ta phải thực hiện đầy đủ những cam kết đa phương trong mọi lĩnh vực và ngành dịch vụ. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam, đặc biệt là hệ thống Luật lao động còn rất nhiều bất cấp. Hệ thống pháp luật Việt Nam còn thiếu đồng bộ, thống nhất, chưa có tính thực thi cao. Khi gia nhập WTO, chúng ta chịu sự chi phối của luật pháp quốc tế nhưng hiện nay Luật lao động chậm đổi mới nên khi tham gia thị trường thế giới gặp rất nhiều bất lợi.

-Vấn đề nổi cộm hiện nay là tranh chấp giữa LLLD và chủ doanh nghiệp. Các vụ đình công nổi lên không chỉ ở các doanh nghiệp FDI mà còn ở cả doanh nghiệp tư nhân và DNNN. Luật lao động hiện nay vẫn cần giữ nguyên tắc là chỉ có công đoàn mới có thể lãnh đạo công nhân đình công, mặc dù cho đến nay công đoàn chưa lãnh đạo được một vụ đình công nào đem lại quyền lợi cho công nhân. Tỷ lệ vụ đình công ở các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là cao nhất chiếm 66%, trong khi ở doanh nghiệp liên doanh là 26% và DNNN là 8% .

- Luật lao động mới sửa đổi mục đích nhằm hạn chế quyền đình công nhưng lại tập trung chủ yếu vào nghĩa vụ của LLLD. Tuy nhiên, nguyên nhân cơ bản của các cuộc đình công là những đòi hỏi của LLLD về lợi ích của mình như tiền lương, bảo hiểm, tiền làm thêm giờ thì lại chưa được quan tâm đúng mức.

- Cùng với đó vấn đề mức lương tối thiểu cũng là một bài toán nan giải. Việt Nam chưa có chính sách mức lương tối thiểu áp dụng giống nhau trong toàn bộ nền kinh tế và cũng chưa cam kết thực thi quy ước này của Tổ chức lao động quốc tế. Luật lao động Việt Nam quy định mức lương tối thiểu cho công nhân viên doanh nghiệp có vốn nước ngoài cao hơn lương công chức, nhưng lại không quy định luơng tối thiểu cho doanh nghiệp chỉ có vốn trong nước. Quy định này có sự phân biệt đối xử đối với doanh nghiệp có vốn nước ngoài, vi phạm điều khoản về “ quyền công dân kinh doanh” của WTO. Điều này khó tránh khỏi bị kiện nếu không thay đổi Luật lao động.

Thêm vào đó, nhiều nhà nhập khẩu lại tự đặt ra các điều kiện về lao động của các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá; nhiều tập đoàn kinh tế lớn có những bộ tiêu chuẩn lao động áp dụng cho chung cho các chi nhánh công ty của họ đặt tại Việt Nam. Điều này cũng gây ra những trở ngại cho luật pháp Việt Nam trong quá trình hội nhập.

- Bên cạnh sự không đồng bộ của hệ thống pháp luật thì khâu tổ chức thực thi pháp luật của các cơ quan chức năng cũng còn nhiều thiếu sót, như sự yếu kém về ý thức tổ chức kỷ luật của LLLD, tâm lý tác phong của người sản xuất nhỏ, tàn dư của cơ chế quan liêu bao cấp là những cản trở rất lớn trong quá trình hội nhập WTO.

  1. Một số giải pháp chủ yếu phát triển LLLD Việt Nam theo hướng hội nhập WTO.

Thứ nhất: Phải có kế hoạch chiến lược cho công tác giáo dục đào tạo LLLD

- Trước tiên là việc tổ chức định hướng phân luồng cho học sinh ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Một mặt đảm bảo có đủ lượng học sinh đi tiếp vào đại học để đảm bảo LLLD chất lượng cao cho xã hội. Mặt khác định hướng cho một bộ phận đi vào các trường đào tạo nghề phù hợp để đảm bảo đội ngũ lao động tay nghề cao cho lao động sản xuất. Việc lựa chọn và định hướng ngành nghề phù hợp cho sinh viên ngay từ khi còn ngồi ghế trường phổ thông sẽ giúp chúng ta điều tiết lao động hợp lý hơn, tránh tình trạng ngành thì có quá nhiều ngành thì lại quá thiếu lao động.

- Thiết kế nội dung giáo dục, đào tạo phù hợp với các yêu cầu của từng cấp đào tạo, theo hướng đảm bảo tính cơ bản, hiện đại, nhưng tinh giản, tăng tính thực tiễn và thực hành. Các nội dung đào tạo phải cập nhật các tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại. Đưa công nghệ thông tin vào trường học, áp dụng các phương pháp tiến tiến trong quá trình dạy và học.

- Cải tiến phương pháp dạy và học nhằm phát huy hết tinh thần ham học hỏi, tính năng động của người học. Đặc biệt quan tâm đến các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên. Có kế hoạch chương trình thường xuyên bồi dưỡng đào tạo nâng cao, chuẩn hoá đội ngũ giáo viên.

Thứ hai: Đa dạng hoá các hình thức và cấp độ đào tạo

- Một mặt nâng cao chất lượng LLLD có chuyên môn lao động chất xám trình độ cao nhưng mặt khác cũng không nên đánh mất lợi thế lao động phổ thông. Thay bằng việc đưa ra các chỉ tiêu “nâng cao trình độ” một cách trừu tượng chung chung, chúng ta nên chọn phương án đào tạo kỹ năng phù hợp. Biện pháp cần thiết là đào tạo cần chuyên sâu và mang tính ứng dụng thực tế cao hơn ở các trường dạy nghề cho lao động phổ thông. Cần có sự gắn kết lớn hơn giữa các trường dạy nghề và doanh nghiệp.

- Xây dựng hệ thống giáo dục không chính quy được quản lý thống nhất từ trung ương xuống địa phương, tạo mối liên hệ thường xuyên giữa người có nhu cầu học và các cơ sở đào tạo; cung cấp cho mọi người thông tin đầy đủ về các chương trình học để họ lựa chọn theo nhu cầu.

- Thiết kế nội dung, chương trình và biên soạn tài liệu học tập, áp dụng phương pháp dạy học phù hợp với nhu cầu đa dạng của người học các cấp bậc, từ học văn hoá đến đào tạo nghề, bồi duỡng đại học và sau đại học.

- Mở rộng phương pháp giáo dục từ xa để thu hút đối tượng học tập và tăng khả năng tiếp nhận giáo dục, đào tạo thông qua việc xây dựng ở mỗi tỉnh thành một số trường phổ thông, trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề và trường đại học chất lượng cao.

- Cùng với đó là việc tăng cường hợp tác quan hệ quốc tế trong lĩnh vực đào tạo. Có cơ chế chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho các trường đại học cũng như các cơ sở dạy nghề liên kết đào tạo với các trường tiên tiến thế giới nhằm tăng cường trao đổi, học tập kinh nghiệm cũng như mở ra cơ hội cho học sinh, sinh viên được đào tạo tại nước ngoài.

Thứ ba: Gắn kết nội dung đào tạo với yêu cầu của thị trường, nhất là thị trường quốc tế

Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, tiềm năng của mỗi nước được phát huy triệt để và hiệu quả hơn. Chính việc tạo lập tự do hoá thương mại làm tăng thêm phúc lợi thông qua việc thay thế các ngành của nước chủ nhà có chi phí cao bằng những ngành có chi phí thấp hơn của những quốc gia khác nhằm phát huy tối ưu những lợi thế của mình. Vì vậy đào tạo và phát triển LLLD phải nắm được xu thế phân bổ lao động của các ngành nghề trong tương lai, từ đó hoạch định cơ cấu đào tạo tương thích với xu thế đó. Nếu chúng ta nắm bắt đúng được xu hướng, lựa chọn những ngành nghề đào tạo phù hợp thì không những giảm được nguy cơ thất nghiệp, mà khi lao động Việt Nam sang nước khác cũng không phải cạnh tranh gay gắt với lao động ở nước bản xứ có lợi thế so sánh về ngành nghề đó.

Thứ tư: Nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong lao động công nghiệp, xây dựng đạo đức kinh doanh của người lao động mới, tích cực và chủ động trước những cơ hội và thách thức của quá trình gia nhập WTO

- Các tổ chức xã hội tập trong đó có Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cần tập trung tuyên truyền về WTO dưới nhiều hình thức phong phú để mọi người lao động nhận thức đúng đắn, đầy đủ những thuận lợi và khó khăn với LLLD về quyền lợi và nghĩa vụ khi gia nhập WTO để bản thân họ tự ý thức tinh thần tích cực, nỗ lực học tập, rèn luyện phẩm chất đạo đức, tinh thần, ý thức kỷ luật, chủ động vượt qua mọi khó khăn.

- Đẩy mạnh phong trào thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo; thi đua học tập, nâng cao trình độ về mọi mặt đặc biệt là hiểu biết về pháp luật cho LLLD.

- Có cơ chế quản lý khen thưởng động viên kịp thời bằng vật chất và tinh thần với lao động giỏi và xử phạt nghiêm minh với những hành vi vi phạm.

Thứ năm, ưu tiên xây dựng đội ngũ những nhà quản lý và kinh doanh giỏi, phù hợp với yêu cầu hội nhập WTO

Cần tăng cường đội ngũ những nhà quản lý và kinh doanh- những người lãnh trách nhiệm chèo lái con thuyền doanh nghiệp mình vượt qua sự khắc nghiệt của hội nhập WTO- vớinhững tiêu chuẩn cơ bản sau : được đào tạo, bồi dưỡng một cách bài bản, phải có bản lĩnh kinh doanh, dày dạn kinh nghiệm thương trường, hiểu biết luật pháp và thông lệ thương mại quốc tế; có hiểu biết kiến thức liên ngành, cả về kinh tế và về chính trị, xã hội, văn hóa; có chuyên môn vững vàng và trình độ ngoại ngữ tốt để có thể giao dịch xử lý tốt các tình huống phát sinh; có phẩm chất chính trị vững vàng và khả năng làm việc độc lập, cũng như khả năng phối hợp lãnh đạo tập thể; có đạo đức kinh doanh, văn hoá kinh doanh, đặc biệt là vấn đề chữ tín.

Để đào tạo được đội ngũ những nhà quản lý và kinh doanh giỏi đáp ứng được những yêu cầu đặt ra trên đây đòi hỏi Nhà nước phải có những chính sách thu hút, bồi dưỡng, đào tạo và sử dụng đãi ngộ nhân tài, bên cạnh đó bản thân những nhà quản lý và kinh doanh phải luôn học tập rèn luyện chuyên môn, năng lực quản lý và trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu đặt ra. Ngoài ra, doanh nghiệp cần phối hợp với các trường tổ chức các chương trình đào tạo thích hợp theo nhu cầu thị trường….

Thứ sáu: tăng cường giải quyết việc làm cho LLLD thông qua xuất khẩu lao động

Để đẩy mạnh tạo việc làm thông qua xuất khẩu lao động cần phải giải quyết những vấn đề sau:

- Cơ quan quản lý nhà nước cần dự báo được nhu cầu của thị trường lao động nước ngoài về ngành nghề, trình độ cần đào tạo và hỗ trợ cho các hoạt động xuất khẩu lao động. Hàng năm các cơ quan quản lý về xuất khẩu lao động cần nắm chắc nhu cầu nhập khẩu lao động của thị trường lao động nước ngoài để xây dựng kế hoạch, tuyển chọn, đào tạo và phân bổ lao động phù hợp với những hiệp định đã ký kết. Nhà nước định hướng và hỗ trợ các cơ sở đào tạo và xuất khẩu lao động bằng cách phân bổ kinh phí, tổ chức đấu thầu, giao chỉ tiêu đào tạo cho những trường có năng lực tốt nhất trong đào tạo nghề tương ứng thích hợp. Cơ quan quản lý nhà nước có cơ chế cho vay vốn để học sinh có điều kiện khó khăn có thể theo học, hay chi phí cho xuất cảnh đồng thời có chính sách bảo vệ quyền lợi và sự an toàn cho người đi xuất khẩu lao động thông qua hệ thống Đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài.

- Các cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp xuất khẩu lao động khi được giao chỉ tiêu phải phối hợp với các chuyên gia kỹ thuật, công nghệ của các tập đoàn nước ngoài trong việc xây dựng chương trình đào tạo kỹ năng nghề nghiệp, chuyên môn tay nghề phù hợp với nhu cầu nhập khẩu lao động của các đối tác nước ngoài. Tổ chức tốt việc đào tạo giáo dục định hướng cho LLLD đi xuất cảnh, nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật tác phong lao động công nghiệp đối với LLLD, cụ thể hoá những nội dung liên quan đến pháp luật, văn hoá, đất nước con người sở tại, trang bị cho LLLD những kiến thức về quyền và nghĩa vụ của người lao động đi xuất khẩu. Đặc biệt, cần giúp họ nhận thức sâu sắc về vị trí vai trò của mình khi làm việc ở nước ngoài, cần làm gì ứng xử thế nào với vai trò là “ một nhà ngoại giao nhân dân” để giữ được hình ảnh đẹp về con người Việt Nam trước con mắt của bạn bè quốc tế.

Đơn vị làm nhiệm vụ xuất khẩu lao động phải là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh theo luật doanh nghiệp, thực hiện công khai minh bạch quy chế, tiêu chuẩn và kinh phí xuất khẩu lao động. Thêm vào đó phải có trách nhiệm với số lao động đưa đi xuất khẩu, hạn chế những hành vi làm ăn bừa bãi, vô trách nhiệm, xây dựng thương hiệu cho các doanh nghiệp xuất khẩu lao động .

- Bản thân người LD xuất khẩu phải tự ý thức được hành động và trách nhiệm của mình trong việc học tiếng nước ngoài, nâng cao tay nghề chuyên môn, chấp hành kỷ luật lao động, tránh bỏ trốn hoặc có những hành vi vi phạm pháp luật.

Thứ bẩy, thường xuyên hoàn chỉnh hệ thống pháp luật lao động phù hợp với quá trình hội nhập WTO

Một mặt, cần hoàn thiện hành lang pháp lý, đảm bảo bình đẳng, hài hoà giữa các lợi ích của LLLD, người sử dụng lao động với lợi ích chung làm giảm những cuộc đình công bất hợp pháp gay gắt đang diễn ra hiện nay. Mặt khác, cần tạo những chính sách khuyến khích đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi thu hút những nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài nhằm góp phần tạo việc làm cho LLLD.

Cải thiện chính sách tiền lương tối thiểu sao cho đáp ứng đủ mức sống tối thiểu của LLLD và gia đình họ nhằm tái sản xuất mở rộng sức lao động, giảm sự phân hoá giàu nghèo; từng bước giảm khoảng cách mức lương tối thiểu giữa các loại hình doanh nghiệp, các thành phần kinh tế, đặc biệt khu vực hành chính sự nghiệp với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

Điều chỉnh Pháp luật Việt Nam phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế để bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ của LLLD Việt Nam tại nước ngoài, đồng thời cũng yêu cầu lao động nước ngoài phải tuân thủ pháp luật Việt Nam./.

 

                                                                                                                   Đặng Thị Thu Giang

                                                                                             Viện Nghiên cứu phát triển KT-XH Hà Nội

In bài viết nàyIn bài viết