Trang chủ  » Đối ngoại nhân dân  » Kinh tế - Doanh nghiệp

Định hướng CNH - ĐH và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn Thủ đô những năm tới


1. Bối cảnh và định hướng phát triển KT-XH Thủ đô trong những năm tới.

Nền kinh tế trong nước và thế giới có nhiều biến động mạnh trong xu thế tăng cường hội nhập, vừa cạnh tranh vừa liên kết tham gia chuỗi giá trị toàn cầu và phát triển theo các tín hiệu và nguyên tắc thị trường có sự điều tiết tích cực của Nhà nước;

Thủ đô Hà Nội mới mở rộng địa giới và có những xáo trộn khá lớn về cơ cấu kinh tế-xã hội, đặt ra nhiều cơ hội, cũng như thách thức mới mới trước yêu cầu CNH-HĐH và quản lý quá trình phát triển theo hướng bền vững…

Việc thực hiện Nghị quyết số 15/2008/QH12 ngày 29/5/2008 có hiệu lực từ 1/8/2008 về việc điều chỉnh địa giới hành chính TP.Hà Nội (sáp nhập nguyên tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh của tỉnh Vĩnh Phúc và 4 xã Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên Bình và Yên Trung của huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình), Hà Nội được mở rộng hơn 3 lần và là thành phố lớn thứ 17 trên thế giới, với diện tích đất tự nhiên 334.470.02 ha và dân số 6.232.940 người…Hà Nội mở rộng có thêm tiềm năng đất đa, nguồn lực con người dồi dào hơn cho phát triển kinh tế-xã hội, bố trí lại các khu công nghiệp và các khu chức năng khác của Thủ đô cho phù hợp với yêu cầu thị trường, môi trường, cảnh quan và phát triển, cải thiện cơ cấu kinh tế theo hướng đa dạng, hiện đại và hiệu quả hơn; có thị trường mở rộng, có tính bổ sung, liên kết, hoàn chỉnh và hấp dẫn hơn. Nông nghiệp Thủ đô tuy sẽ gia tăng về tỷ trọng trong cơ cấu GDP, nhưng sẽ có thêm cơ hội được chuyên môn hóa và hiện đại hóa cao hơn. Sự tập trung và cộng hưởng của hàng ngàn di sản văn hóa vật thể và phi vật thể (trong đó nhiều di sản có lịch sử hàng trăm, hàng ngàn năm và được xếp hạng quốc gia) của các địa phương thuộc Hà Nội mở rộng, đồng thời việc triển khai chuẩn bị Đại Lễ 1000 năm Thăng Long- Hà Nội sẽ tạo nên sự thăng hoa rực rỡ hơn bức tranh văn hóa đa sắc, hoành tráng và vô giá, góp phần khẳng định vị thế trung tâm văn hóa, mà còn tạo điều kiện thu hút thêm nguồn đầu tư, góp phần khai thác, mở rộng tiềm năng sẵn có của những địa phương và thị trường liên quan...       

Bên cạnh đó, Hà Nội mở rộng cũng phải đối diện với nhiều bài toán mới về công tác quy hoạch và đầu tư, giáo dục&đào tạo và giải quyết các vấn đề bức xúc xã hội và quản lý đô thị. Cơ cấu kinh tế Hà Nội mở rộng sẽ thay đổi khá lớn, với tính chất tiên tiến của cơ cấu trước đó sẽ bị giảm bớt đi, tỷ trọng nông nghiệp tăng lên, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ giảm xuống, mức độ đô thị hóa kém hơn. Thành thử, Hà Nội mở rộng sẽ đứng trước nhu cầu to lớn về đầu tư mới nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng KT-XH, cải thiện cơ cấu, trình độ kinh tế, cũng như đào tạo nhân lực của các địa phương vừa hợp nhất vào. Ngoài ra, Hà Nội mở rộng còn đứng trước những nhiệm vụ và các yêu cầu ngày càng cao về giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương và dân tộc, tuân thủ các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường và phòng chống các tệ nạn và tội phạm các loại trong quá trình mở cửa và hội nhập quốc tế đầy đủ hơn, sâu và rộng hơn trong bối cảnh tình hình chính trị- kinh tế thế giới và khu vực còn diễn biến phức tạp, khó lường…

Quán triệt những quan điểm CNH-HĐH chung của cả nước và vận dụng thích hợp và thực tiễn địa phương; đồng thời, căn cứ vào những mục tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết Đại hội XIV Đảng bộ Thành phố Hà Nội (cũ) và của các địa phương mới hợp nhất vào Thủ đô, quá trình CNH-HĐH đến cuối nhiệm kỳ Đại hội XIV và các năm tiếp theo trên địa bàn Thủ đô cần bám sát các định hướng và mục tiêu sau.      

Coi trọng chất lượng phát triển, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực có hiệu quả; duy trì kinh tế tăng trưởng ổn định theo hướng bền vững (tăng trưởng nhưng phải gắn kết với bảo vệ môi trường và an sinh xã hội). Chủ động, sáng tạo phát huy tiềm năng, thế mạnh về đất đai, tài nguyên, nguồn nhân lực và về truyền thống văn hóa lịch sử của Thủ đô mở rộng để phát triển kinh tế xã hội có hiệu quả, bền vững. Tiếp tục triển khai có hiệu quả 9 chương trình công tác, 5 nhiệm vụ trọng tâm và 2 khâu đột phá theo Nghị quyết của Thành uỷ trong tình hình mới. Đồng thời tích cực triển khai các nhiệm vụ trong chương trình tiến tới kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội và coi đây là nhiệm vụ cấp bách được tập trung đến năm 2010. Phát triển đô thị trên cơ sở đẩy nhanh tiến trình lập, rà soát, điều chỉnh quy hoạch là nhiệm vụ trọng tâm về quản lý và phát triển đô thị; Chú trọng nâng cao điều kiện hạ tầng các vùng còn khó khăn, vùng sâu, vùng xa của Thủ đô. Phát triển giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội toàn diện và có chất lượng. Phát triển kinh tế - xã hội gắn kết chặt chẽ với xây dựng và giữ vững an ninh, quốc phòng của Thủ đô; Nâng cao vai trò, vị thế của Hà Nội với trong nước và quốc tế.

Triển khai thực hiện tốt Nghị quyết của Quốc hội về mở rộng địa giới hành chính Thủ đô. Tập trung thực hiện các giải pháp kiềm chế lạm phát, duy trì tăng trưởng kinh tế hợp lý và đảm bảo an sinh xã hội. Thủ đô Hà Nội có bước phát triển đồng bộ và từng bước hiện đại hoá hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị (nhất là hạ tầng kỹ thuật về giao thông, điện, nước) theo quy hoạch. Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thủ đô theo hướng: Dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp; xây dựng Hà Nội thành trung tâm thị trường hàng hoá bán buôn, xuất-nhập khẩu, trung tâm tài chính-ngân hàng hàng đầu ở khu vực phía Bắc và có vai trò quan trọng của cả nước; Hà Nội phấn đấu đi đầu trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn; xây dựng vành đai xanh, rau sạch để phục vụ đời sống và bảo đảm môi trường. Nâng cao đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần của nhân dân; nâng cao chất lượng giáo dục, y tế, các bản sắc văn hóa; Hà Nội cần phát triển mạnh kinh tế tri thức, đi đầu trong đào tạo nhân tài và nguồn nhân lực chất lượng cao, phấn đấu trở thành một trung tâm đào tạo có uy tín ở khu vực Đông-nam Á. Xây dựng và củng cố chính quyền, đội ngũ cán bộ công chức có năng lực, trình độ, phẩm chất vững mạnh. Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, củng cố nền quốc phòng toàn dân, xây dựng khu vực phòng thủ vững mạnh. Xây dựng nền tảng vật chất kỹ thuật và căn hóa của Thủ đô XHCN giàu đẹp, văn minh, hiện đại.

  1. Các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm

Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu và chỉ tiêu nêu trên, cầntập trung vào các nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau:

2.1. Triển khai thực hiện tốt Nghị quyết của Quốc hội về việc mở rộng địa giới hành chính; Đổi mới mạnh mẽ trong trong tổ chức bộ máy, công tác cán bộ và xây dựng chính quyền vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính

Tập hợp, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn Đảng, toàn dân, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị- xã hội để đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Thủ đô Hà Nội. Xây dựng, chỉnh sửa và bổ sung kịp thời các cơ chế chính sách để đảm bảo đồng bộ, phát huy hiệu quả, phù hợp với thực tiễn và với các quy định của pháp luật trong điều kiện mở rộng địa giới hành chính; Tiếp tục hoàn thiện môi trường sản xuất kinh doanh đảm bảo bình đẳng, minh bạch, an toàn, hiệu quả và có tính cạnh tranh cao; chú trọng xây dựng và hoàn thiện các cơ chế chính sách nhằm sử dụng hiệu quả các nguồn lực, hỗ trợ phát triển thị trường, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp, của các sản phẩm chủ lực.

Cải cách hành chính và công tác cán bộ vẫn là khâu đột phá được tập trung chỉ đạo và thực hiện. Đẩy mạnh cải cách hành chính theo hướng rõ việc, rõ người, rõ trách nhiệm (nhất là trách nhiệm của người đứng đầu). Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy và công tác cán bộ, tạo cơ chế chỉ đạo điều hành công khai, dân chủ và hiệu quả hơn để phát huy cao nhất năng lực của bộ máy và cán bộ đóng góp vào hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội. Đẩy mạnh công tác phân cấp quản lý kinh tế xã hội và ngân sách toàn diện trong điều kiện mở rộng địa giới hành chính. Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ công chức. Chú trọng việc thu hút, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn sâu về quản lý ở các lĩnh vực từ thành phố đến cơ sở đáp ứng yêu cầu phân cấp quản lý kinh tế - xã hội. Xây dựng cơ chế và thực hiện luân chuyển cán bộ, công chức trong quá trình công tác theo Nghị định 158/2007/NĐ-CP của Chính phủ. Hoàn thành việc xây dựng chương trình ứng dụng công nghệ thông tin gắn với cải cách hành chính của Thành phố đến năm 2010 và 2015; từng bước xúc tiến xây dựng Chính phủ điện tử. Tập trung làm tốt công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo ngay từ cấp cơ sở. Phát huy dân chủ cơ sở, tăng cường đối thoại giữa các cấp chính quyền với cộng đồng doanh nghiệp, dân cư. Tiếp tục triển khai có hiệu quả các Chương trình hành động của Thành phố về thực hiện Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, triển khai tích cực các biện pháp chống tham nhũng, xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định của pháp luật.

2.2. Đổi mới, nâng cao chất lượng và đẩy nhanh tiến độ công tác quy hoạch phát triển đô thị, hạ tầng nông thôn Thủ đô. Tăng cường kỷ cương trong quản lý đô thị. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường

Đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng công tác xây dựng quy hoạch và quản lý phát triển đô thị theo quy hoạch. Phát triển đồng bộ và từng bước hiện đại hoá kết cấu hạ tầng đô thị. Đẩy nhanh tiến trình lập quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết (coi đây là khâu quan trọng hàng đầu trong phát triển đô thị). Tham gia tích cực cùng với các bộ ban ngành TW dưới sự chỉ đạo của Chính phủ xây dựng Quy hoạch chung phát triển Thủ đô gắn với quy hoạch vùng. Điều chỉnh quy hoạch phát triển đô thị, định hướng tổ chức không gian kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực; nghiên cứu đầu tư phát triển các vùng tiềm năng, vùng sâu, vùng xa, các địa phương có đông đồng bào dân tộc thiểu số. Tiếp tục phát triển các khu đô thị mới đồng bộ, hiện đại kết hợp với xây dựng mạng lưới đô thị xung quanh Thủ đô theo quy hoạch thống nhất. Đẩy mạnh cải tạo khu vực nội đô, tập trung giải quyết tốt một số nhiệm vụ quan trọng: cải tạo các khu tập thể cũ; bảo tồn, tôn tạo phố cổ; hoàn thiện hệ thống cấp, thoát nước; nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân các khu công nghiệp; di chuyển các cơ sở gây ô nhiễm ra khỏi nội đô... Làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư ổn định đời sống cho người dân gắn với tiến trình đô thị hoá nhanh. Mở rộng thu hút đầu tư, huy động nguồn lực để phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị theo hướng đồng bộ, hiện đại. Tăng cường trật tự, kỷ cương, tạo chuyển biến rõ nét trong quản lý xây dựng, trật tự giao thông, giữ gìn vệ sinh môi trường. Tăng cường rà soát, xây dựng các cơ chế, chính sách, nhất là các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, theo hướng thông thoáng, phù hợp với luật pháp và đáp ứng yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế. Trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển đô thị, quy hoạch chuyên ngành, tiếp tục xây dựng, ban hành danh mục các dự án, công trình để thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư đã được phê duyệt và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư phát triển

Hoàn thành xây dựng và trình Chính phủ phê duyệt: Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn 2050; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội Thủ đô đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Hoàn chỉnh quy hoạch kinh tế - xã hội các huyện, quy hoạch chi tiết các khu vực đặc trưng, các quy hoạch ngành. Tập trung quyết liệt đẩy nhanh tiến độ và đảm bảo chất lượng xây dựng các dự án trọng điểm, nhất là các dự án hạ tầng khung về giao thông (các đường vành đai, trục đường lớn, đường sắt đô thị, cầu bắc qua sông...); các công trình được xác định điều chỉnh bổ sung tiến tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng kỹ thuật các khu đô thị mới, nhà phục vụ di dân GPMB, các đối tượng chính sách, nhà ở cho người có thu nhập thấp, nhà ở cho công nhân. Tạo sự chuyển biến mạnh trong quản lý đô thị bằng các chế tài cụ thể và đủ mạnh, đặc biệt quan tâm lĩnh vực sử dụng đất. Tiếp tục tổ chức lại hệ thống giao thông nhằm giảm ùn tắc và tai nạn trên địa bàn; đầu tư phát triển hạ tầng giao thông khu vực nông thôn. Mở rộng xã hội hoá dịch vụ vận tải hành khách công cộng, đẩy mạnh xã hội hoá đầu tư và khai thác, duy trì trong các lĩnh vực cấp nước, bến bãi đỗ xe, vệ sinh môi trường... .

Chú trọng công tác quản lý nhà nước với bảo vệ môi trường, tăng cường các chế tài, kiểm tra xử lý thường xuyên, có biện pháp giảm thiểu mức độ ô nhiễm nguồn nước, không khí... nhất là tại các khu, cụm công nghiệp, làng nghề, các con sông và khu tập trung dân cư đi đôi với bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên của Thủ đô. Đẩy mạnh kiểm tra và giám sát hoạt động bảo vệ môi trường tại các đơn vị sản xuất kinh doanh, các khu, cụm, điểm công nghiệp, các dự án đầu tư, các làng nghề, đồng thời xử lý nghiêm các vi phạm. Xây dựng các khu xử lý, nhà máy xử lý rác; thực hiện di dời một số nghĩa trang ra khỏi khư vực nội thành. Tích cực triển khai thực hiện Chương trình Nghị sự 21 của Chính phủ và Kế hoạch hành động của Thành phố về phát triển bền vững.

Hoàn thành quy hoạch phòng chống lũ và quy hoạch hệ thống thuỷ lợi; Cải tạo và xây dựng hệ thống thuỷ lợi đảm bảo kịp thời xử lý các sự cố xảy ra. Đảm bảo hiệu quả của công tác cứu hộ, cứu nạn trong các trường hợp khẩn cấp.

2.3. Phát triển kinh tế ổn định, coi trọng chất lượng và hiệu quả.

     Tõng b­íc chuyÓn dÞch c¬ cÊu kinh tÕ theo xu thÕ hiÖn ®¹i ho¸, với mức tăng trưởng ổn định, coi trọng hiệu quả, theo hướng bền vững; ưu tiên phát triển c¸c ngµnh, lÜnh vùc, s¶n phÈm hàng hãa và dịch vụ t¹o nÒn t¶ng ph¸t triÓn kinh tÕ, cã tÝnh liªn kÕt, liªn ngµnh, cã hµm l­îng chÊt x¸m vµ c«ng nghÖ cao, gi¸ trÞ gia t¨ng lín, cã triÓn väng thÞ tr­êng trong n­íc vµ quèc tÕ, nâng cao chất lượng phát triển và sức cạnh tranh của nền kinh tế Thủ đô; gắn kết chặt chẽ với việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô với Vùng Thủ đô, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước; Phát triển đồng bộ các loại hình thị trường: phát triển nhanh thị trường hàng hoá-dịch vụ, thị trường lao động, thị trường khoa học và công nghệ; tăng cường quản lý thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán hoạt động ổn định, lành mạnh; phát triển các trung tâm thương mại, tài chính, ngân hàng, các ngành công nghệ cao. Xây dựng Hà Nội thành trung tâm tài chính – ngân hàng, trung tâm thương mại – du lịch quan trọng của cả nước, có uy tín trong khu vực; phát triển dịch vụ đối ngoại trở thành một ngành kinh tế hiệu quả và góp phần thực hiện tốt chức năng trung tâm chính trị - hành chính, trung tâm giao dịch quốc tế của cả nước; phát triển các hệ thống tuyến giao thông và vận tải hành khách công cộng chất lượng cao tới các địa phương lân cận trong vùng kinh tế trọng điểm, đặc biệt là hệ thống đường cao tốc hướng tới các cảng biển, các khu kinh tế, các khu công nghiệp, các cửa khẩu. Phát triển các ngành công nghiệp chủ lực, đột phá vào những ngành hàng, sản phẩm sử dụng công nghệ hiện đại, kỹ thuật tiên tiến gắn với thị trường trong nước và xuất khẩu. Tập trung phát triển nhanh các ngành, sản phẩm công nghiêp có tính chất dẫn đường như: công nghệ thông tin (phần cứng và phần mềm), công nghệ vật liệu mới, công nghệ chế tạo khuôn mẫu; các ngành và sản phẩm đòi hỏi công nghệ cao: công nghiệp điện tử, cơ khí chính xác, dụng cụ y tế, công nghiệp dược, hoá mỹ phẩm…Phát triển có chọn lọc các ngành hàng, nhóm sản phẩm công nghiệp, các công đoạn và chi tiết sản phẩm có giá trị gia tăng cao, sử dụng công nghệ hiện đại, ít gây ô nhiễm môi trường. Chú trọng các nhóm sản phẩm chủ lực và sản phẩm có thương hiệu uy tín. Phát triển các KCN, cụm công nghiệp vừa và nhỏ, các làng nghề truyền thống, phù hợp với quy hoạch mở rộng thành phố và toàn vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Khuyến khích phát triển các công nghiệp phụ trợ cho các ngành công nghiệp chủ lực: điện - điện tử tin học; cơ - kim khí; dệt –may-da giầy cao cấp; chế biến thực phẩm, vật liệu mới. Phát triển mạnh mẽ các tập đoàn sản xuất, tiếp tục phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng nguồn vốn tư nhân, tạo ra một mạng lưới các vệ tinh sản xuất và xuất khẩu cho các công ty, tập đoàn lớn. Phát triển các vùng ven đô, ngoại thành gắn với tiến trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá nông thôn, hợp tác Vùng. Ưu tiên phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái, các cụm tiểu thủ công nghiệp nghề và làng nghề theo quy hoạch, theo hướng hiện đại với các vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao nhân, tạo giống, các vùng trồng rau, hoa, cây cảnh, hình thành vành đai xanh kết hợp với phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hoá và các hoạt động vui chơi giải trí, điều dưỡng phục hồi sức khỏe. Gắn việc xây dựng nông thôn mới với phát triển các vùng nông nghiệp công nghệ cao; ứng dụng công nghệ sinh học để sản xuất các sản phẩm cao cấp, giá trị cao như: hoa, cây cảnh, chim, cá cảnh, rau quả cao cấp, giống cây trồng các loại; khuyến khích phát triển kinh tế trang trại hộ gia đình và sự hợp tác giữa nhà nông, nhà khoa học và nhà doanh nghiệp để phát triển kinh doanh nông nghiệp theo hướng doanh nghiệp hiện đại theo phương châm "doanh nghiệp hóa" các cơ sở kinh doanh nông nghiệp và kinh tế hộ gia đình, "công nhân hóa" nông dân - lao động nông nghiệp; Phát triển các loại hình dịch vụ trong nông nghiệp cho ngoại thành và cho cả vùng lân cận; phát triển kinh tế nông nghiệp đi đôi với phát triển hạ tầng và tăng cường giải quyết các vấn đề xã hội ở nông thôn; phát triển công nghiệp chế biến nông sản cao cấp phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu, phát triển các ngành nghề và dịch vụ nông thôn để chuyển một số lao động sang các ngành nghề phi nông nghiệp. Tăng cường đầu tư và hỗ trợ thích đáng từ ngân sách Nhà nước các cấp, kết hợp hài hòa các nguồn lực cho phát triển nông nghiệp và nông thôn. Mở rộng các hoạt động đối ngoại và tăng cường hợp tác, liên kết, hội nhập phát triển kinh tế trong và giữa các khu vực doanh nghiệp, cũng như với các tỉnh, thành phố trong và ngoài nước. Xây dựng Hà Nội thành trung tâm hội thảo, hội nghị và giao dịch quốc tế có uy tín trong khu vực và trên thế giới.

Trước mắt, Thành phố tiếp tục thực hiện tốt những giải pháp của Chính phủ nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, duy trì tăng trưởng hợp lý và bền vững. Tích cực huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển; đẩy mạnh triển khai công tác xã hội hoá trong điều kiện mở rộng địa giới hành chính, trên cơ sở xây dựng các cơ chế chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế cùng với nhà nước phát triển trong các lĩnh vực: thương mại, du lịch, y tế, giáo dục, dịch vụ hạ tầng đô thị... Khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh dưới các hình thức đầu tư đa dạng. Phấn đấu đạt mức huy động tổng vốn đầu tư xã hội đạt 410-415 nghìn tỷ đồng (giai đoạn 2006-2010). Phấn đấu cao nhất để duy trì tốc độ tăng trưởng GDP trung bình đạt từ 11-12%. Chú trọng tạo sự chuyển biến mạnh về chất lượng tăng trưởng (tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với bảo vệ môi trường và chăm lo tới an sinh xã hội), nâng sức cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế Thủ đô, của doanh nghiệp và các sản phẩm của doanh nghiệp để chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Tiếp tục chuyển dịch và nâng cao chất lượng cơ cấu kinh tế Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp; chú trọng xây dựng và đẩy mạnh kinh tế tri thức; chăm lo phát triển kinh tế ngoại thành.

Tập trung phát triển các ngành dịch vụ theo hướng chất lượng cao: phối hợp để phát triển các dịch vụ về tài chính ngân hàng theo hướng hiệu quả, bền vững, bảo đảm an ninh tài chính ngân hàng trên địa bàn; Phát huy tiềm năng, thế mạnh mới của Hà Nội để phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Đẩy nhanh tiến độ phát triển hạ tầng thương mại, tích cực chuyển đổi mô hình quản lý khai thác chợ và các siêu thị, trung tâm thương mại, đảm bảo cung - cầu các mặt hàng thiết yếu, tạo điều kiện lưu thông hàng hoá thuận lợi, lành mạnh; xây dựng hệ thống chợ nông thôn. Đẩy mạnh xuất khẩu, tập trung tăng tỷ trọng hàng hoá xuất khẩu có giá trị gia tăng cao và xuất khẩu dịch vụ, xuất khẩu lao động, xuất khẩu tại chỗ. Tiếp tục khuyến khích, ưu tiên phát triển các loại hình dịch vụ trình độ cao trong các ngành: du lịch, thương mại, bưu chính viễn thông, tài chính ngân hàng, khoa học- công nghệ, đào tạo, y tế, vận tải công cộng, tư vấn.... Phối hợp chặt chẽ với các bộ ngành TW thực hiện các chính sách tài chính, tiền tệ, chính sách thúc đẩy sản xuất, góp phần giảm tỷ lệ lạm phát, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô. Phát triển lành mạnh thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán. Triển khai tốt Chương trình hành động của Thành uỷ về việc thực hiện Nghị quyết hội nghị ban chấp hành TW Đảng lần thứ VI (khoá X) “về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN” và đề án của Thành uỷ (số 20-ĐA/TU) về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế Thủ đô phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Phấn đấu tốc độ tăng giá trị tăng thêm dịch vụ từ 10-11%.

Phát triển sản xuất công nghiệp công nghệ cao, rà soát, xây dựng, điều chỉnh quy hoạch các khu, cụm công nghiệp, tích cực xử lý di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường theo quy hoạch. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình phát triển các sản phẩm công nghiệp chủ lực của Thành phố. Ưu tiên phát triển những sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, có hàm lượng chất xám, công nghệ cao. Có cơ chế khuyến khích phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề, phát triển các sản phẩm nghề có tiềm năng xuất khẩu, thu hút nhiều lao động. Tiếp tục đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước, củng cố và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các tổng công ty nhà nước. Phấn đấu tốc độ tăng giá trị tăng thêm công nghiệp - xây dựng 14-15%.

Quan tâm phát triển nông nghiệp theo hướng đô thị sinh thái, sản xuất hàng hoá có năng suất, kỹ thuật cao gắn với mục tiêu phát triển đô thị, môi trường bền vững, phấn đấu tốc độ tăng giá trị gia tăng nông nghiệp đạt 1,5-2,5%; Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện quy hoạch nông nghiệp và xác định chuyển dịch cơ cấu nội ngành nông nghiệp chung của Thủ đô và trên từng địa bàn. Nhân rộng mô hình nông nghiệp đô thị sinh thái, kết hợp trồng rau, hoa, cây ăn quả, cây cảnh, nuôi trồng thuỷ sản với phát triển dịch vụ du lịch. Đầu tư, phát triển các vùng chuyên canh tập trung sản xuất rau an toàn, hoa, cây cảnh với những sản phẩm sạch, chất lượng cao tại các huyện ngoại thành gắn với việc chế biến và bảo quản các sản phẩm nông nghiệp. Phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất công nghiệp, sản xuất sạch, tách khỏi khu dân cư. Chủ động phòng chống dịch bệnh trong sản xuất nông nghiệp.

Quán triệt, thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 7 khoá X của Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; tạo bước phát triển về đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nông dân, nhất là nông dân ở vùng xa, các huyện ngoại thành mới hợp nhất về Hà Nội, giảm dần sự cách biệt về thu nhập giữa nông thôn và thành thị; xây dựng nông thôn Thủ đô từng bước có kết cấu hạ tầng kỹ thuật - xã hội phát triển theo quy hoạch, gắn kết giữa nông thôn và đô thị, đầu tư hệ thống điện cho nông thôn. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với kinh tế tập thể. Đổi mới tổ chức hoạt động và nâng cao hiệu quả của kinh tế HTX.

2.4. Phát triển mạnh các lĩnh vực văn hoá - xã hội, đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội

Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học, phấn đấu là trung tâm khoa học công nghệ lớn của cả nước tiến tới là trung tâm khoa học công nghệ của khu vực Đông - Nam Á. Thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 7 khoá X của Đảng về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Quan tâm và khai thác tiềm năng, trí tuệ của đội ngũ trí thức đóng trên địa bàn (các viện nghiên cứu, trường đại học, các bộ, ngành Trung ương) đóng góp vào sự nghiệp xây dựng Thủ đô. Coi trọng các hoạt động khoa học- công nghệ gắn với phát triển thị trường khoa học - công nghệ, phục vụ giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội trên địa bàn, phát triển sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp của Thủ đô. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ vào phát triển kinh tế và quản lý đô thị. Më réng hîp t¸c quèc tÕ vÒ KHCN, huy ®éng céng ®ång ng­­êi ViÖt Nam ë n­íc ngoµi vµo ph¸t triÓn c¸c ngµnh c«ng nghÖ cao vµ ph¸t triÓn ho¹t ®éng nghiªn cøu KHCN phôc vô Thñ ®«. Tăng cường huy động các nguồn lực để phát triển khoa học - công nghệ. Tập trung đầu tư phát triển đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ cả về số lượng và chất lượng; hiện đại hoá cơ sở hạ tầng khoa học và công nghệ đạt trình độ trung bình tiên tiến trong khu vực. Có bước chuyển biến mạnh mẽ trong việc ứng dụng và phát triển công nghệ cao, kỹ thuật hiện đại và công nghệ mới phục vụ trực tiếp cho việc triển khai thực hiện chiến lược ứng dụng và phát triển công nghệ cao và hình thành một số ngành công nghiệp công nghệ cao. Đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng công nghệ cao; từng bước phát triển mạnh các khu công nghệ cao/ vườn ươm công nghệ; xây dựng và phát triển mô hình doanh nghiệp khoa học – công nghệ. Xây dựng và phát triển mạng lưới hoạt động khoa học – công nghệ, tạo sự gắn kết, hợp tác chặt chẽ giữa các tổ chức khoa học- công nghệ trên địa bàn với các đơn vị khoa học – công nghệ các địa phương trong Vùng, cả nước; tăng cường hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực: tư vấn, trao đổi thông tin, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ.

Tạo bước chuyển mạnh trong phát triển văn hóa, xã hội xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh. Giữ vững và phát huy vị trí hàng đầu của giáo dục – đào tạo Thủ đô nhằm thực hiện các mục tiêu trên của chiến lược: nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Thủ đô, xây dựng xã hội học tập và phát triển nền kinh tế tri thức Thủ đô. Đẩy mạnh phát triển dịch vụ giáo dục- đào tạo chất lượng cao theo yêu cầu xã hội. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục và đào tao. Tiếp tục huy động các nguồn lực xã hội phục vụ cho phát triển giáo dục – đào tạo. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng một số trường đạt tiêu chuẩn và trình độ khu vực và quốc tế. Phát triển các loại hình trường lớp, khuyến khích loại hình đầu tư 100% vốn nước ngoài. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đào tạo; đổi mới nội dung chương trình, đổi mới phương pháp dạy và học, đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện. coi trọng đào tạo tin học, ngoại ngữ trong các trường phổ thông và trường trung học chuyên nghiệp; tập trung phát triển đào tạo nghề. Chú trọng nhất là đào tạo cộng nhân có trình độ cao phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế Thủ đô và phục vụ cho xuất khẩu lao động. Triển khai các chương trình, kế hoạch đào tạo cán bộ, công chức, doanh nhân theo các hợp đồng ký kết với các trường đại học trong và ngoài nước và gửi đi nước ngoài đào tạo chuyên gia, cán bộ đầu ngành Hà nội còn thiếu còn yếu, nhằm bắt kịp với nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.nông nghiệp và c¬ cÊu kinh tÕ vïng ngo¹i thµnh ®· cã sù chuyÓn biÕn b­íc ®Çu TËp trung ­­u tiªn ®µo t¹o nguån nh©n lùc chÊt l­îng cao b»ng c¸ch ®Èy m¹nh qu¸ tr×nh c¶i c¸ch, hiÖn ®¹i ho¸ gi¸o dôc - ®µo t¹o, ®æi míi néi dung, ch­¬ng tr×nh vµ ph­¬ng ph¸p gi¸o dôc - ®µo t¹o cËp nhËt, thiÕt thùc vµ g¾n häc víi hµnh; h­íng ®Õn x©y dùng x· héi häc tËp, x· héi ho¸ gi¸o dôc - ®µo t¹o; ­u tiªn cho gi¸o dôc - ®µo t¹o, coi gi¸o dôc - ®µo t¹o lµ quèc s¸ch hµng ®Çu.    

Giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội bức xúc, nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của nhân dân Thủ đô, đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Triển khai có hiệu quả chiến lược đào tạo nghề phục vụ CNH-HĐH và xuất khẩu lao động; hoàn thiện việc sắp sếp, chấn chỉnh hệ thống các trường học trên địa bàn; đi đầu trong đào tạo nhân tài và nguồn nhân lực cao cho đất nước. Xây dựng một số trung tâm đào tạo có uy tín ở trong khu vực. Phát triển mạnh khoa học- công nghệ; tạo lập và phát triển thị trường công nghệ, đẩy mạnh chuyển giao, ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất, kinh doanh và hoạt động quản lý. Tập trung làm lành mạnh trong sạch môi trường văn hoá-xã hội; ngăn chặn có hiệu quả các tệ nạn xã hội gắn với việc giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc đặc biệt là ma tuý, tham nhũng. Phát triển hệ thống thông tin đại chúng, sự nghiệp sáng tạo văn hoá nghệ thuật; tập trung hoàn thiện các thiết chế văn hoá cơ sở.

Trước mắt, tăng cường các thiết chế văn hoá Thủ đô, bảo tồn, tôn tạo, xây dựng mới và phát huy tác dụng các giá trị văn hoá tiêu biểu của Thủ đô. Triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 23/NQ-TW của Bộ Chính trị khoá X về “Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”. Tiếp tục triển khai sâu rộng Chương trình “Phát triển văn hoá, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, thiết thực kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội” và phong trào “Toàn dân xây dựng đời sống văn hoá”. Tập trung thật tốt công tác tổ chức kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội; Đẩy nhanh tiến độ các công trình kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long. Hoàn thành xây dựng nhà văn hoá thôn, làng trước năm 2010. Duy trì, nâng cao chất lượng và phát triển rộng rãi phong trào xây dựng gia đình văn hoá, tổ dân phố văn hoá, khu dân cư văn hoá, làng văn hóa, cơ quan, đơn vị văn hoá. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với các hoạt động văn hoá. Thực hiện tốt các chính sách đối với vùng dân tộc,̀ miền núi, vùng sâu, vùng xa.

Tiếp tục ưu tiên phát triển giáo dục-đào tạo, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; Thực hiện xoá phòng học cấp 4, đẩy mạnh việc thực hiện chương trình kiên cố hoá, hiện đại hoá trường lớp, lựa chọn chương trình mục tiêu về nâng cao điều kiện vật chất các trường lớp phục vụ giảng dạy và học tập nhằm thu hẹp khoảng cách giữa các vùng, miền. Tiếp tục đẩy mạnh và mở rộng công tác xã hội hoá giáo dục. Phát triển thể dục thể thao quần chúng, chú trọng thể thao thành tích cao đạt trình độ cao với cả nước và quốc tế.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác y tế, chú trọng các hoạt động về chăm sóc sức khoẻ ban đầu, y tế dự phòng, ngăn ngừa và chủ động, kịp thời xử lý các dịch bệnh. Tăng cường kiểm soát và xử lý nghiêm các vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm. Di dời một số bệnh viện lớn nhằm giảm tải cho khu vực đông dân cư nội đô. ra Thực hiện tốt Chương trình mục tiêu về y tế và phòng chống HIV/AIDS. Tiếp tục vận động thực hiện kế hoạch hoá gia đình, thực hiện các chỉ tiêu chất lượng dân số, đặc biệt chú trọng ở các huyện ngoại thành. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa các dịch vụ y tế chất lượng cao.

Chú trọng đảm bảo an sinh xã hội. Tập trung nghiên cứu triển khai các giải pháp về cơ chế chính sách, khuyến khích giải quyết việc làm nhằm giảm tỷ lệ thất nghiệp. Thực hiện tốt chính sách xã hội hoá trong công tác giảm nghèo và duy trì cuộc vận động ngày vì người nghèo. Chú trọng công tác đào tạo nghề, chuyển đổi nghề tại các khu vực đô thị hoá nhanh. Thực hiện công tác giảm nghèo theo chuẩn mới, đến 2010 tỷ lệ nghèo còn 12,5%. Duy trì thực hiện tốt bảo trợ xã hội với đối tượng gia đình chính sách và các đối tượng khác. Giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội bức xúc: môi trường, nước sạch, chiếu sáng, việc làm, nhà ở. Đấu tranh mạnh đối với các tệ nạn xã hội (ma tuý, mại dâm, các hoạt động văn hoá không lành mạnh).

2.5. Củng cố, nâng cao tiềm lực quốc phòng và an ninh; tăng cường kỷ cương kỷ luật trong xã hội; mở rộng đối ngoại và hợp tác phát triển 

Tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh phòng chống các hoạt động tội phạm và tệ nạn xã hội, đảm bảo giữ vững trật tự kỷ cương, an toàn xã hội ở Thủ đô trong mọi tình huống.       Triển khai các chương trình, kế hoạch, đấu tranh với các luận điệu phá hoại của các thế lực thù địch; Phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc và hệ thống chính trị, xây dựng thế trận an ninh nhân dân vững chắc, kết hợp chặt chẽ với thế trận quốc phòng toàn dân, bảo đảm ổn định vững chắc chính trị - xã hội. Thực hiện chiến lược bảo vệ Tổ quốc trên địa bàn Thủ đô, xây dựng Hà Nội thành khu vực phòng thủ vững mạnh. Phát triển tiềm lực quốc phòng, nâng cao sức mạnh tổng hợp và sức chiến đấu của bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương Hà Nội, xây dựng lực lượng dự bị động viên, dân quân tự vệ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Triển khai và xử lý có hiệu quả các phương án về cứu hộ và tìm kiếm cứu nạn. Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế - xã hội với xây dựng, củng cố quốc phòng.

Tăng cường hợp tác với các tỉnh, thành phố trong vùng Thủ đô, vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước. Chủ động phối hợp với các bộ ngành TW và các tỉnh thành phố triển khai thực hiện quy hoạch vùng Thủ đô. Tăng cường hợp tác với các tỉnh phía Bắc Việt Nam và Nam Trung Quốc trong khuôn khổ “hai hành lang và một vành đai kinh tế”. Thực hiện tốt chương trình hành động của Thành phố thực thi những cam kết trong WTO. Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại của Thành phố. Gắn kết việc mở rộng quan hệ đối ngoại với hợp tác quốc tế và hội nhập kinh tế quốc tế. Mở rộng hoạt động giao lưu, hợp tác quốc tế về giáo dục- đào tạo, y tế, khoa học – công nghệ, văn hoá, thể dục thể thao. Tổ chức tốt các hoạt động hợp tác quốc tế trên địa bàn Thành phố. Đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về Thủ đô với bạn bè quốc tế./.

 

                                                                                                    Hoàng Mạnh Hiển - Nguyễn Trần Minh Trí

In bài viết nàyIn bài viết